Tổng quan về bệnh áp xe hậu môn
Vùng hậu môn ẩm ướt, mồ hôi tiết ra nhiều khi hoạt động, không năng tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo thì vi trùng có sẵn trên da sẽ hoạt động mạnh. Khi đó, người bệnh sẽ thấy ngứa rồi gãi khiến cho vùng da này bị nhiễm trùng và gây nên áp xe hậu môn. Áp- xe hậu môn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở nam giới từ 20-60 tuổi và ở những người có nguy cơ béo phì.
-Do nhiễm viêm nhiễm: Do các bệnh như trĩ, viêm hậu môn, viêm trực tràng, hậu môn trực tràng bị loét và lan rộng, nứt kẽ hậu môn,viêm nang lông các tuyến mồ hôi tại vùng da xung quanh hậu môn và phần da xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm nên hình thành ápxe hậu môn.
– Do điều trị: Các thuốc dùng trong điều trị trực tràng đều có tính kích thích cao, nó có thể làm hoại tử các mô dẫn đến ápxe quanh hậu môn.
– Do bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật: phẫu thuật trực tràng, niệu đạo, vùng đáy chậu, vùng xương cụt … thường dễ bị viêm nhiễm dẫn đến hình thành áp xe.
Một số nguyên nhân khác: Do dị vật và chấn thương vết thương vùng hậu môn trực tràng, u hạt bạch huyết, xạ khuẩn, cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu, thiếu dinh dưỡng hoặc người bị suy giảm miễn dịch đều là những nguyên nhân gây ra áp xe hậu môn.
– Đau: là triệu chứng thường thấy nhất của apxe hậu môn, dần dần bị nặng hơn có thể sưng tấy, đau rát làm cho người bệnh đi lại bất tiện, đau không ngồi được.
– Ngứa: do sự kích thích của dịch nhầy trong hậu môn và dịch mủ bên ngoài hậu môn tăng lên làm cho vùng da quanh hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy.
– Xuất hiện khối cứng sưng tấy: thời kỳ đầu bệnh nhân xuất hiện 1 khối cứng và sưng quanh hậu môn, dần dần to lên, nếu để lâu có thể tự vỡ.
– Sưng: rìa hậu môn sưng thành cục, là một trong những triệu chứng thường gặp, nếu hình thành ổ apxe không xử trí thì càng sưng to.
– Triệu chứng toàn thân: người mắc bệnh apxe hậu môn thường có hiện tượng sốt và nóng đỏ cục bộ, sốt nhẹ, cũng có lúc sốt cao, nhiệt độ khoảng 37 – 40C. Ngoài ra người bệnh thấy toàn thân khó chịu, ăn uống kém, ngủ không ngon.
– Chảy mủ: dịch mủ nhiều hay ít liên quan tới ống rò hậu môn to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Ổ apxe mới hình thành hoặc viêm cấp tính thường có mủ nhiều, mùi hôi, dịch mủ vàng và đặc.
Tác hại của bệnh
– Tình trạng nhiễm trùng chảy mủ: Lúc này khu vực tổn thương sẽ lan rộng, làm cho việc điều trị thêm khó khăn.
– Dẫn đến nguy cơ rò hậu môn: Nếu như áp xe hậu môn không được điều trị triệt để, khối áp xe sẽ phát triển to lên, có thể dẫn đến vỡ ra và chảy mủ. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến rò hậu môn, gây nguy hại cho người bệnh.
– Viêm nang lông quanh hậu môn: Áp xe hậu môn thường xuất hiện ở xung quanh hậu môn, và ở vị trí xương cụt. Hiện tượng chảy dịch do áp xe, gây kích thích lên vùng mao nang nhỏ gây viêm mao nang.
– Gây đại tiện khó: Người bệnh có cảm giác nặng trĩu ở cửa hậu môn, đồng thời có cảm giác đau, khó đi đại tiện, sau một thời gian dài có thể gây nên bệnh táo bón.
– Ở một số bệnh nhân xuất hiện tình trạng tiểu không tự chủ.
Phương pháp điều trị
Để điều trị bệnh áp xe hậu môn, cần phải căn cứ vào tình trạng và thể trạng của bệnh nhân. Tùy vào từng giai đoạn như khi áp xe đang hình thành và khi áp xe đã hình thành để có thể có phương pháp điều trị phù hợp.
Chẳng hạn như khi áp xe đã hình thành thì phương pháp điều trị áp xe là rạch thoát mủ và dẫn lưu sau mổ. Kết thúc của quá trình điều trị là chăm sóc sau mổ như vệ sinh tại chỗ, rửa bằng nước ấm có pha thuốc sát trùng; hằng ngày thay băng và lấy hết mủ; đưa ra chế độ ăn dễ tiêu, nhuận tràng.
Nếu như thực hiện đúng kỹ thuật, kết hợp với chế độ chăm sóc chu đáo sẽ giúp cho áp xe lành tốt và nhanh chóng hồi phục.
Tại TP.HCM, khi mắc bệnh, người bệnh có thể trực tiếp tới phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Việt Khang để các bác sĩ khám, tư vấn và đưa ra cách chữa áp xe hậu môn phù hợp nhất. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, kết hợp với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại, Phòng khám đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về hậu môn trực tràng như áp xe hậu môn, táo bón, trĩ, rò hậu môn,…