Home » Tổng quan về bệnh hẹp hậu môn

Tổng quan về bệnh hẹp hậu môn

Admin 4:32 13/05/2017 1274 lượt xem Bình luận

Hẹp hậu môn trực tràng là tình trạng hậu môn không thể mở hết để tống phân ra ngoài một cách dễ dàng khiến việc đại tiện của nữ giới trở nên khó khăn, đau đớn. Tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng, không bó hẹp ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh nếu không được khám và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các bệnh lý về hậu môn trực tràng nói chung trong đó có hẹp hậu môn nói riêng là mối lo ngại của hầu hết chị em khi mắc phải. Bệnh không nguy hại đến tính mạng nhưng lại gây nhiều phiền toái, rắc rối cho người bệnh, làm giảm chất lượng sống. Trong nội dung bài viết dưới đây, bác sĩ Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh sẽ cung cấp thêm cho bạn một số kiến thức tổng quát về bệnh hẹp hậu môn.

1. Nguyên nhân bị bệnh hẹp hậu môn

– Nguyên nhân gây nên tình trạng hẹp hậu môn thường là do tổn thương ở hậu môn trực tràng hoặc tổn thương xung quanh hậu môn trực tràng. Những tổn thương này có thể là lành tính hoặc ác tính.

– Do phẫu thuật ở vùng hậu môn trực tràng: Các trường hợp sau phẫu thuật trĩ có biến chứng hẹp hậu môn với nhiều mức độ khác nhau. Sau phẫu thuật cắt đại trực tràng – hậu môn, đặc biệt là ở những trường hợp có biến chứng rò miệng nối. Cắt đốt hay cắt tại chỗ các u hậu môn trực tràng cũng có thể là nguyên nhân của hẹp hậu môn.

– Do quan hệ tình dục: Giao hợp qua đường hậu môn có thể gây nên những vết rách hay những vết trầy ở niêm mạc hậu môn trực tràng, điều này sẽ tạo nên sẹo vòng hay một sẹo lan tỏa dẫn tới hẹp hậu môn.

– Do nhiễm trùng: Một cụm các ổ loét ở chung quanh hậu môn hợp lại, tạo ra những thương tổn ở da hậu môn và quanh hậu môn. Khi vết loét lành dẫn tới sẹo và gây ra hậu môn bị hẹp. Áp xe hậu môn hình móng ngựa cũng có thể làm hẹp hậu môn.

– Do thiếu máu cục bộ: Trong một số trường hợp, thiếu máu đột ngột ở mạch máu trực tràng sẽ gây hiện tượng xơ hóa và hậu quả làm hẹp trực tràng.

– Dobệnh lậu: Lậu cũng là một trong những nguyên nhân gây hẹp hậu môn trực tràng ( do quan hệ qua đường hậu môn), nhưng hiếm gặp. Sau khi nhiễm lậu, niêm mạc trực tràng bị viêm, phù nề và loét. Ở những trường hợp viêm nặng và kéo dài, thương tổn sẽ xơ hóa và hẹp hậu môn trực tràng xuất hiện.

– Lao và nấm: Lao và nấm cũng có thể gây hẹp hậu môn trực tràng nhưng nguyên nhân này rất hiếm gặp.

– Ngoài ra dị tật bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hẹp hậu môn cần được biết đến.

2. Biểu hiện hẹp hậu môn ở nữ giới

-Triệu chứng của hẹp hậu môn thường không tương ứng với thương tổn. Một vài bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng. Còn hầu hết bệnh nhân mắc hẹp hậu môn than phiền rằng họ thường xuyên bị táo bón.

-Ngoài ra, người bệnh hẹp hậu môn trước khi đại tiện có triệu chứng đau quặn bụng, khi đại tiện phải rặn nhiều và đau tức ở hậu môn.

-Một số bệnh nhân hẹp hậu môn có triệu chứng chảy máu khi đại tiện, phân nhỏ và dẹt.

-Người mắc hẹp hậu môn thường phải dùng thuốc xổ với liều tăng dần, hay phải thụt tháo để dễ đại tiện. Chảy máu, nứt hậu môn, đau là những triệu chứng thường thấy ở người mắc hẹp hậu môn.

-Trường hợp người mắc hẹp hậu môn nếu có kèm theo sa niêm mạc thì sẽ có triệu chứng chảy dịch, làm cho vùng hậu môn luôn bị ẩm ướt.

3. Điều trị hẹp hậu môn và cách phòng ngừa

Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh là một  trong những phòng khám uy tín tại khu vực phía nam với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ các bác sĩ chuyên nghiệp, áp dụng các phương pháp tiên tiến trong điều trị các bệnh lý về  hậu môn, trực tràng.

Các bác sĩ Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh cho biết, phương pháp điều trị bệnh hẹp hậu môn cần căn cứ vào vị trí hẹp, mức độ nặng nhẹ của thương tổn và nguyên nhân gây hẹp hậu môn.

Hẹp do bệnh ác tính thường được xử trí bằng phẫu thuật. Hẹp do bệnh lành tính, nếu nhẹ điều trị nội khoa. Các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Ngoài các phương pháp trên thì một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng góp phần hỗ trợ việc chữa trị hẹp hậu môn có hiệu quả. Những chị em bị hẹp hậu môn nên có chế độ ăn nhiều rau, quả tươi (200-300 gam/ngày) để có đủ chất xơ, uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày), hạn chế ăn quá nhiều chất ngọt, đặc biệt là sôcôla, mứt; hạn chế uống nhiều rượu bia, ăn quá nhiều ớt…

Nếu như bạn phát hiện thấy bản thân có những triệu chứng của bệnh hẹp hậu môn nêu trên đừng nên chủ quan hoặc tìm cách tự chữa nhé, hãy đến cơ sở y tế sớm nhất có thể để được bác sĩ khám, tư vấn và điều trị kịp thời.