Home » Bệnh trĩ và những điều cần biết

Bệnh trĩ và những điều cần biết

Admin 2:25 13/05/2017 896 lượt xem Bình luận

Bệnh trĩ hay theo dân gian vẫn gọi là bệnh lòi dom, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Đây là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng và bỏ qua. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.

Các bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM cho biết, có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại là khi các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện.

Dấu hiệu và triệu chứng của trĩ thường phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ:

Đối với trĩ nội: Bạn không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội. Nhưng đau hoặc kích ứng khi đại tiện có thể gây tổn thương bề mặt mỏng manh của búi trĩ và chảy máu. Bạn có thể thấy một chút máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Vì niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau, loại trĩ này thường không gây khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể có giảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện. Đôi khi, sự biến dạng có thể đẩy trĩ nội qua lỗ hậu môn. Nếu trĩ vẫn bị sa xuống, nó có thể gây đau liên tục, âm ỉ. Khi bị kích thích, nó có thể ngứa hoặc chảy máu.

Đối với trĩ ngoại: Loại trĩ này thường gây đau. Đôi khi có thể chảy máu nhiều trong trĩ ngoại và tạo thành cục máu đông (huyết khối), gây đau dữ dội và viêm. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.

Nói về nguyên nhân gây trĩ, các bác sĩ chia sẻ, nguyên nhân gây trĩ có thể là do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguyên nhân gây áp lực chủ yếu do: Táo bón ; tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng; ngồi hoặc đứng trong thời gian dài; béo phì; mang vác nặng; mang thai và sinh con.

Anh Trần Huy Minh (Quận 8), bị bệnh trĩ trong 5 năm nhưng không đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị mà tự mua thuốc và uống theo sự mách bảo của nhiều người. Sau một thời gian dài, tình trạng đại tiện ra máu càng nghiêm trọng hơn khiến cơ thể anh mệt mỏi và sụt cân. Sau đó, anh mới tìm đến phòng khám đa khoa quốc tế HCM để khám, tại đây các bác sĩ đã nội soi, sinh thiết mới phát hiện anh Minh bị ung thư trực tràng. Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM, những trường hợp mắc bệnh trĩ nhưng không chữa trị sớm giống anh Minh hiện nay rất nhiều. Thứ nhất do bệnh trĩ về trước mắt không gây ra những ảnh hưởng nặng nề nên người bệnh chủ quan. Thứ hai, do đây là bộ phận nhạy cảm nên việc đi khám và chữa trị khiến cho nhiều người cảm thấy ngại và xấu hổ. Tuy nhiên, khi mắc bệnh trĩ, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ung thư trực tràng, viêm nhiễm vùng hậu môn, thiếu máu suy giảm trí nhớ và giảm ham muốn tình dục.

Để điều trị bệnh trĩ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều chất xơ. Khi đại tiện tránh không được rặn. Đối với người bị trĩ nặng và đã bị sa thường phải giải quyết bằng phẫu thuật.

Song song với quá trình điều trị tại bệnh viện, người bệnh cần ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giảm chèn ép có thể gây trĩ. Người bệnh cũng cần uống nhiều nước, có thể dùng thêm các chế phẩm bổ sung chất xơ; thường xuyên vận động, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng. Cuối cùng là đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.

Tại TP.HCM, người bệnh cũng có thể tới phòng khám đa khoa quốc tế HCM(221, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1) để khám và điều trị bệnh trĩ. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, kết hợp với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại, Phòng khám đã chữa trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc các bệnh lý về táo bón, trĩ, hậu môn trực tràng,…

Bài viết cùng chuyên mục