Home » Tổng quan về bệnh trĩ ngoại

Tổng quan về bệnh trĩ ngoại

Admin 3:26 13/05/2017 855 lượt xem Bình luận

Trĩ ngoại về trước mắt không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng về lâu dài có thể dẫn tới nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng… Nữ giới dễ bị mắc các bệnh phụ khoa, u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trĩ ngoại nếu như bệnh nhân phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời bằng phương pháp kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Các bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM cho biết, trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy, không thể đưa vào trong hậu môn, thường không chảy máu.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

-Thói quen ăn uống không tốt: ăn các thức ăn quá béo, các đồ ăn cay, kích thích cao sẽ dẫn đến mắc bệnh trĩ ngoại.

– Cơ thể thường xuyên ở tư thế không thoải mái, quá mệt mỏi: ngồi lâu, đứng lâu, ngồi xổm nhiều, đi nhiều cũng có thể gây nên bệnh trĩ.

-Thói quen đại tiện không tốt: ngồi xí bệt nhiều, thời gian lâu.

– Tăng áp lực vùng bụng: mang thai, phì đại tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây trĩ.

-Máu lưu thông cục bộ kém gây tụ máu hoặc huyết quản phồng to.

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại

– Xuất hiện búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài.

– Vùng bị trĩ ngoại có thể dễ dàng nhìn thấy được không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu.

 – Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và đau. Búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn tiến xơ hoá sau 10-14 ngày, tạo thành mẩu da thừa.

Tác hại của trĩ ngoại là gì?

Búi trĩ sau khi bị cọ sát hay bị viêm sẽ chảy máu. Chảy máu lâu ngày sẽ dẫn tới thiếu máu hoặc bị tắc hậu môn do các búi trĩ luôn ở bên ngoài. Do đi đại tiện khó khăn, thường xuyên nhịn đi vệ sinh, dẫn tới mắc các bệnh về gan, thận, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng… Nữ giới dễ bị mắc các bệnh phụ khoa, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, rối loạn tiêu hóa.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại

Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc), dưới dạng  uống, bôi hoặc đặt trong hậu môn do bác sĩ chỉ định. Khi điều trị nội khoa không khỏi, điều trị ngoại khoa (phẫu thuật), nhưng vẫn bảo tồn tối đa phần da của ống hậu môn.

Phương pháp phòng tránh bệnh trĩ ngoại

– Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

– Điều chỉnh thói quen ăn uống.

-Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

-Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

-Uống nước đầy đủ.

-Ăn nhiều chất xơ.

-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

-Điều trị các bệnh mãn tính nếu có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

Trên đây là một số điều cần biết về bệnh trĩ ngoại. Nếu bạn cũng đang gặp phải căn bệnh này, việc trước tiên bạn cần làm là nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt. Người bệnh cũng có thể tới phòng khám đa khoa quốc tế HCM để các bác sĩ khám, chẩn đoán và tư vấn một cách cụ thể nhất. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, kết hợp với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại, Phòng khám đã chữa trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc các bệnh về táo bón, trĩ, hậu môn trực tràng,…