Home » Trĩ nội và những điều bạn chưa biết

Trĩ nội và những điều bạn chưa biết

Admin 3:16 13/05/2017 793 lượt xem Bình luận

Trĩ nội là căn bệnh phổ biến, dai dẳng và đòi hỏi quá trình điều trị theo một liệu trình dài. Hầu hết các bệnh nhân mắc phải bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng đều rất chủ quan trong việc điều trị và phòng tránh. Tuy nhiên, trĩ nội nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây thiếu máu, ảnh hưởng đến sắc đẹp của phụ nữ, gây ra một số bệnh phụ khoa,…

 3 Yếu tố chính để giải quyết vấn đề TRĨ NỘI, tích chọn từng phần để tìm hiểu:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Biểu hiện bệnh trĩ

Cách phòng tránh bệnh trĩ nội

Nguyên nhân gây trĩ nội?

Trĩ nội là tình trạng sưng của các tĩnh mạch gần hậu môn hoặc trực tràng. Nói cách khác, trĩ nội nằm ở phía trên nếp gấp hậu môn, cách khoảng 3cm và có nhiều mức độ khác nhau. Trĩ nội do những nguyên nhân sau đây gây ra:

-Tĩnh mạch phình gập giãn gây ra

-Do mạch máu bị phù nề

-Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ gây ảnh hưởng tới sự tiêu hóa.

-Mắc các bệnh về đường tiêu hóa

-Lười vận động, hoặc làm việc nặng nhọc quá sức

-Nhịn đại tiện

– Bị táo bón và tiêu chảy.

Những giai đoạn phát triển của trĩ nội

Dựa vào mức độ nghiêm trọng khác nhau của trĩ nội ta có thể chia bệnh làm 3 giai đoạn chính như sau:

-Giai đoạn 1: ngoài hiện tượng đại tiện ra máu, những giọt máu thường lẫn trong phân hoặc chảy ra bên ngoài. Khi nội soi có thể phát hiện trên niêm mạc có các nốt to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ. Kiểm tra bằng tay thấy mềm, niêm mạc mỏng, khi đi đại tiện dễ cọ sát với phân và gây chảy máu, các giọt máu lẫn trong phân.

Ở giai đoạn này các búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn.

-Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này sau khi chảy máu liên tục sẽ rất dễ hình thành viêm nhiễm, gây sưng và đau ở hậu môn. Tình trạng này phát triển ngày càng nặng hơn, các búi trĩ to hơn và lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó có thể tự thu vào được.

 Khi nội soi phát hiện các lớp niêm mạc trở nên dày hơn, các búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím, có kèm theo dịch tiết. Khi đi đại tiện do sự kích thích và ma sát với phân sẽ rất dễ gây ra chảy máu.

-Giai đoạn 3: Các búi trĩ ngày càng to hơn, tăng sản mô liên kết, niêm mạc dày lên, có màu hồng đậm và thô ráp. Các búi trĩ khi lòi ra khỏi hậu môn thì không tự thu vào được, cần phải dùng tay nhét vào hoặc nằm ngửa  một lúc mới có thể thu vào được.

Trong giai đoạn này các búi trĩ lòi ra ngoài thường xuyên hơn, chỉ cần dùng sức một chút, khi ho, khi đi bộ hoặc khom người cũng khiến các búi trĩ lòi ra. Nếu các búi trĩ sau khi lòi ra ngoài mà không thể thu vào được là do cơ vòng bị co thắt, gây sức ép, cản trở sự lưu thông của máu, khiến các búi trĩ sưng và tắc nghẽn, có thể dẫn đến hoại tử, gây đau nhức và nghẹt búi trĩ.

Biểu hiện của bệnh trĩ nội

-Búi trĩ lòi ra ngoài: búi trĩ khi phát triển đến giai đoạn nhất định có thể bị lòi ra ngoài hậu môn. Kích thước từ bé chuyển sang to hơn, do búi trĩ không thể tự động thu vào trong, nên người bệnh phải dùng tay đẩy vào.

-Đại tiện ra máu: đại tiện ra máu là biểu hiện chung của bệnh trĩ, song không phải lúc nào đi đại tiện cũng ra máu, thường khi bị đại tiện khó mới có biểu hiện này. Lượng máu lúc nhiều lúc ít. Người bệnh có thể quan sát thấy trên phân có máu, hoặc giấy vệ sinh có máu, hoặc máu chảy thành giọt, nghiêm trọng hơn máu chảy thành tia.

-Cảm giác đau: Đối với trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp khi búi trĩ bị sa ra ngoài, bị nhiễm trùng, hoặc hoại tử đều có thể dẫn đến cơn đau ngoài sức chịu đựng của nhiều người.

– Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu: bệnh trĩ nội giai đoạn cuối có biểu hiện búi trĩ sa ra ngoài, cơ hậu môn giãn lỏng, thường bị chảy dịch, do hậu môn bị kích thích bởi dịch này, nên người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu thậm chí vùng da bị mọc mụn, gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh.

Những tác hại trĩ nội gây ra

– Thiếu máu: vì trĩ nội gây mất máu, nên dẫn đến tình trạng thiếu máu. Với nữ giới giai đoạn đầu mắc bệnh này thường có cảm giác mệt mỏi thiếu sức sống. Tình trạng mất máu nghiêm trọng, người bệnh có sắc mặt xanh xao, chán ăn, tâm trạng bất ổn, tim đập nhanh…

-Da bị xấu: đại tiện khó là kẻ thù sắc đẹp của phái nữ, mà trĩ nội lại làm tình trạng bệnh đại tiện khó thêm nặng. Bệnh đại tiện khó do chất độc trong cơ thể không được đào thải ra ngoài kịp thời, nên có thể làm cho da xấu đi, mọc nhiều mụn hơn lâu dần dẫn đến bệnh thiếu máu, hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.

-Bệnh phụ khoa: người mắc bệnh trĩ có hiện tượng sưng ngoài hậu môn, vùng này dễ bị nhiễm khuẩn, gây viêm âm đạo.

Phòng tránh trĩ nội như thế nào?

-Ăn thực phẩm nhiều chất xơ, ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.

 – Uống nhiều nước.

– Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.

-Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

-Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở phần cuối trực tràng.

-Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.

Trên đây là một số điều cần biết về bệnh trĩ nội. Nếu bạn cũng đang gặp những dấu hiệu như trên thì nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt. Người bệnh cũng có thể tới phòng khám đa khoa quốc tế HCM để các bác sĩ khám, chẩn đoán và tư vấn một cách cụ thể nhất. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, kết hợp với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại, Phòng khám đã chữa trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc các bệnh về táo bón, trĩ, hậu môn trực tràng,…