Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không ?
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ tuy chỉ là hiện tượng sinh lý nhưng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển sau này của trẻ cũng như mang lại nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm, thậm chí mức độ còn nguy hiểm hơn so với nam giới trong độ tuổi trưởng thành. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ những thông tin về hẹp bao quy đầu để từ đó phát hiện và xử lý kịp thời.
Khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Bình thường, ở những bé trai 3-4 tuổi, dương vật to dần, lớp bề mặt da gọi là thượng bì bong ra, đồng thời có sự tích tụ lại một số chất khi đi tiểu nằm bên dưới da quy đầu và quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu. Nhờ những lần dương vật cương lên khi muốn đi tiểu, hay lúc ngủ làm bao quy đầu dần dần tự tuột ra để lộ quy đầu ra ngoài. Tuy nhiên, có một số ít bé trai gặp phải trường hợp bao quy đầu không lộn ra ngoài được, thậm chí đôi khi dùng tay cũng không kéo phần da ra được thì được gọi là hẹp bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không ?
Hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên. Khi đi tiểu, nước tiểu thường không chảy ra hết mà phải đợi đến một lát sau. Hẹp bao quy đầu khiến cho bao quy đầu dễ bị viêm nhiễm, chất tiết đọng lại thành mảng trắng. Đến khi trưởng thành, hẹp bao quy đầu thường gây đau khi dương vật cương cứng, một số trường hợp không cương cứng được.
Việc vệ sinh cho trẻ giúp làm sạch các chất cặn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng, dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này, thậm chí dẫn tới ung thư dương vật.
Vì thế, các bậc phụ huynh nên chú ý tới bộ phận sinh dục của trẻ, nhất là vùng bao quy đầu. Khi tắm cho con, bạn có thể vạch da quy đầu của bé xem lỗ có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước ra sao. Nếu tia nước nhỏ như cái kim, bé khó tiểu, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì cần phải đưa bé đi khám ngay.
Nhiều trường hợp bố mẹ sợ ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục nên chờ tới khi trẻ tới tuổi trưởng thành xem có ảnh hưởng gì không thì mới đi khám. Tuy nhiên, hầu hết nam giới tuổi trường thành đều tỏ ra xấu hổ và ngần ngại trong việc chia sẻ những vấn đề tế nhị như hẹp bao quy đầu, họ ngại việc đi khám.
Hẹp bao quy đầu khắc phục ra sao ?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trẻ hẹp bao quy đầu cần được can thiệp sớm. Điều này giúp cho bao quy đầu của bé có thể tuột xuống một cách dễ dàng để vệ sinh hằng ngày, tránh việc nước tiểu và chất cặn bã đọng lại ở khoang giữa quy đầu và da quy đầu, gây nên viêm nhiễm mạn tính, viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn… Bên cạnh đó, hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu được điều trị sớm cũng sẽ giúp cho dương vật của bé phát triển một cách dễ dàng hơn, tránh được hiện tượng lún dương vật.
Với các bé trai, bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục cho con. Khi tắm, bố mẹ nên rửa và lộn bao quy đầu cho trẻ (nếu cảm thấy lo lắng bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về cách lộn bao quy đầu) có thể giúp da quy đầu của bé được nở dần ra. Nếu sau một thời gian dài thấy tình trạng chưa được cải thiện, trẻ đi tiểu khó, phải rặn mạnh, tia nước yếu,… bố mẹ có thể cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời.
Những hệ lụy mà hẹp bao quy đầu gây ra rất nguy hiểm, do đó khi thấy trẻ có biểu hiện hẹp bao quy đầu, đặc biệt là trẻ khó khăn trong khi đi tiểu, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ khám tìm nguyên nhân trẻ bị hẹp bao quy đầu hay không và có chỉ định điều trị phù hợp.