Khó chịu khi bị kinh nguyệt ra nhiều
Gửi bác sĩ Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh
Cháu năm nay 15 tuổi, đang là học sinh trung học. Cháu có kinh nguyệt được 1 năm, tuy chu kỳ kinh nguyệt ổn định nhưng lượng kinh ra nhiều khiến cháu rất khó chịu, tự ti. Trong những ngày này cháu không dám đứng lên đi lại nhiều vì cứ vừa di chuyển kinh nguyệt ra nhiều cùng lúc lại khiến cháu chóng mặt, dễ mệt mỏi. Cháu đã từng bị ngất trên lớp vì ra máu quá nhiều.
Xin hỏi bác sĩ những khó chịu khi bị kinh nguyệt ra nhiều như cháu có phổ biến không và có cách nào khắc phục. Mong bác sĩ cho lời khuyên?
(Nguyễn Huyền Chi, Quận 1)
Trả lời:
Chào Huyền Chi
Chu kỳ kinh nguyệt có tính quy luật với biểu hiện là hiện tượng chảy máu ra ngoài âm đạo do bong niêm mạc tử cung. Ở mỗi chị em, quy luật này lại không giống nhau. Trong trường hợp của cháu, triệu chứng kinh nguyệt ra nhiều có thể được hiểu là lượng máu chảy ra quá nhiều (bình thường không quá 100ml) và thời gian hành kinh quá dài (bình thường tối đa là 7 ngày).
Kinh nguyệt ra nhiều thường do màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc do nguyên nhân xuất phát từ các bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung… Một số bệnh ở các cơ quan khác như rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu… hoặc do vệ sinh kém trong thời gian kinh nguyệt, tinh thần căng thẳng… cũng có thể là nguyên nhân kinh nguyệt ra nhiều.
Những khó chịu khi bị kinh nguyệt ra nhiều rất phổ biến chứ không riêng trường hợp của cháu. Phần lớn, phái yếu gặp phải những triệu chứng như: đau bụng dữ dội, khí hư có màu, mùi bất thường, kinh nguyệt có màu đen sậm, màu nâu,…Do mất lượng máu quá nhiều nên chị em dễ mệt mỏi, chóng mặt hoặc có thể ngất.
Để phòng tránh kinh nguyệt ra nhiều, bên cạnh việc đến cơ sở y tế để được điều trị cháu có thể thực hiện một số hướng dẫn sau đây để khắc phục bệnh:
– Duy trì một trọng lượng vừa phải: Estrogen được sản xuất bởi các tế bào chất béo, do đó, phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng có quá nhiều estrogen. Vì vậy, quan trọng nhất là phải duy trì một trọng lượng vừa phải.
– Tập thể dục thường xuyên: Ngoài việc giúp giảm cân hoặc duy trì một trọng lượng vừa phải, tập thể dục cũng cải thiện lưu thông máu, làm tăng sức khỏe tâm thần, thể chất và cân bằng estrogen.
– Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ không phải chỉ một "nhiệm vụ" trong mục tiêu giảm cân mà còn giúp duy trì sự cân bằng nội tiết tố bằng cách làm giảm estrogen thừa trong đường tiêu hóa và loại bỏ nó khỏi cơ thể trước khi nó có thể được tái hấp thu.
– Giữ nước cho cơ thể: Cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì sự cân bằng hormone và duy trì chức năng thải độc của gan và thận. Các cơ quan này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ estrogen thừa ra khỏi cơ thể.
Tuyệt đối không nên chủ quan với những triệu chứng kinh nguyệt ra nhiều. Cháu cho biết tình trạng này đã kéo dài suốt 1 năm, kể từ khi cháu bắt đầu hành kinh là dấu hiệu bất thường, hãy đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhé.
Chúc cháu khỏe.