Home » Những lưu ý trong phòng tránh nứt kẽ hậu môn

Những lưu ý trong phòng tránh nứt kẽ hậu môn

Admin 4:48 13/05/2017 801 lượt xem Bình luận

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn. Bệnh thường gặp khi đại tiện khối phân cứng và to do táo bón.

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn như: đau hậu môn khi đại tiện; Phân khô – rắn, người bệnh cố rặn gây tổn thương thêm cho vết nứt kẽ, dẫn tới đau dữ dội làm cho người bệnh sợ đi ngoài; Chảy máu tươi: máu đỏ tươi bám theo phân hoặc nhỏ giọt, số lượng có thể nhiều, có thể ít tùy theo vết nứt kẽ sâu hay nông; Vết nứt kẽ có phản ứng viêm xuất tiết, kích thích vùng da xung quanh, gây mẩn ngứa khó chịu. Những điều này gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, do ảnh hưởng của thai kỳ nên cũng hay gặp phải triệu chứng này. 

Các bác sĩ Phòng khám đa khoa quốc tế thành phố Hồ Chí Minh lưu ý một số điểm sau để phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn.

1.Về chế độ ăn uống:

Duy trì sức khoẻ ổn định, cân bằng việc ăn uống để tránh bị táo bón.

– Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2 đến 2,5 lít.

– Hạn chế uống trà, rượu, cà phê, hút thuốc.

– Không ăn nhiều muối, nhiều đường.

– Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.

– Ăn đúng giờ, tăng chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn thật nhiều hoa quả, rau, bánh mì, ngũ cốc, đỗ…

Bổ sung các thức ăn chứa nhiều magiê để nâng cao nhu động ruột

-Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê (magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột): sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau nhưrau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu.

– Kiêng kỵ ăn các thức ăn tinh chế như: cháo, súp đặc, các thức ăn nhanh (fast food), các thức ăn nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao…

– Khi sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trị viêm loét dạ dày, thuốc hạ huyết áp… phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.

2.Chế độ sinh hoạt

– Tập thể dục, đi bộ thường xuyên …để kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.

– Không nhịn đi đại tiện (khi cảm thấy muốn đi vệ sinh phải đi ngay).

– Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là tạo thành thói quen đi vào buổi sáng hoặc tối.

– Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.

– Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như: trĩ, nứt thành hậu môn…

– Tránh stress.

Vì vậy, ngay khi thấy những biểu hiện bất thường vùng hậu môn như: đau, ngứa hay có lẫn máu khi đại tiện … người bệnh nên tới Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh để được khám và điều trị kịp thời, tránh gây những khó chịu trong sinh hoạt của người bệnh cũng như những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.