Tổng hợp những điều cần biết về tắc nghẽn vòi trứng
Hàng ngày, hàng giờ, tại các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản, chúng ta vẫn chứng kiến có hàng chục, thậm chí tới hàng trăm cặp đôi dẫn nhau tới để khám vô sinh-hiếm muộn. Có những người, vô sinh do không may mắn (hay còn gọi là vô sinh nguyên phát) nhưng cũng có những người vô sinh chỉ vì trong cuộc sống họ đã tự tước đi cái quyền làm cha, làm mẹ của mình. Đó là tình trạng nạo phá thai nhiều, do quan hệ tình dục không an toàn, lối sống không lành mạnh dẫn đến viêm nhiễm, tắc nghẽn vòi trứng và hậu quả vô cùng đau lòng là vô sinh. Vậy tắc nghẽn vòi trứng là gì? Nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Bệnh có những biểu hiện như thế nào? Khi mắc bệnh sẽ được điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây.
Các bác sĩ phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Việt Khang cho biết, tắc nghẽn vòi trứng (chít hẹp vòi trứng) là tình trạng vòi trứng bị tắc nghẽn có thể là tắc vòi trứng bên trái, bên phải hoặc tắc cả hai bên. Bệnh là một trong những nguyên nhân thường gặp gây hiếm muộn- vô sinh ở nữ giới.
Biểu hiện của tắc nghẽn vòi trứng
– Kinh nguyệt không đều: Những chị em có vấn đề về vòi trứng sẽ ảnh hưởng đến buồng trứng và làm tổn thương chức năng buồng trứng. Từ đó gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh hay kinh nguyệt ra nhiều.
– Đau bụng: Chị em có thể cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới. Có thể là tình trạng đau bụng với những mức độ khác nhau tùy thuộc theo tình trạng bệnh. Phần nhiều biểu hiện là đau lưng, đau tức bụng, đôi khi đau lan tới bàng quang, trực tràng và gây ra triệu chứng kích thích gây ra như tiểu rắt, tiểu gấp…
– Vô sinh, hiếm muộn: Vòi trứng của phụ nữ đóng vai trò quan trọng đó là vận chuyển trứng thụ tinh đến tử cung. Nhưng nếu vòi trứng bị tắc nghẽn, hoặc bị tổn thương thì đều có thể ảnh hưởng đến những chức năng sinh sản trên khiến cho tinh trùng và trứng khó hoặc không gặp được nhau, gây ra vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
– Các triệu chứng khác: Tăng dịch tiết âm đạo, đau khi giao hợp, rối loạn chức năng tiêu hóa, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nữ giới.
Nguyên nhân gây tắc nghẽn vòi trứng
– Do bẩm sinh (gây thiếu hụt một phần hay toàn bộ vòi trứng), tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.
– Nhiễm khuẩn: Phổ biến nhất là vi khuẩn lậu. Có một tỷ lệ khá lớn phụ nữ bị nhiễm khuẩn lậu ở cổ tử cung tuy không có biểu hiện nhưng bệnh đã tiến triển gây viêm vòi trứng mà hậu quả là chít hẹp hoặc tắc nghẽn vòi trứng.
– Thông thường các nhiễm khuẩn âm đạo, cổ tử cung có thể tiến triển gây viêm vòi trứng, đơn giản là vì nhiễm khuẩn đường sinh sản thường có xu hướng lan dần từ dưới lên trên. Vi khuẩn cũng có thể theo tinh trùng khi quan hệ tình dục, qua cổ tử cung để vào tử cung và lan lên 2 vòi trứng gây viêm, tắc nghẽn vòi trứng
– Trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn vòi trứng là do viêm ruột thừa biến chứng gây viêm phúc mạc ổ bụng.
– Do vệ sinh “vùng kín” không đúng cách đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục.
– Những phụ nữ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn vòi trứng.
– Do viêm nhiễm sinh dục: Nữ giới từng nạo, phá thai, sảy thai, sau đặt dụng cụ tử cung, nguy cơ viêm nhiễm cao, gây ra tình trạng tắc nghẽn vòi trứng.
Phương pháp điều trị tắc nghẽn vòi trứng?
Các bác sĩ phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Việt Khang cho biết, điều trị tắc nghẽn vòi trứng là việc làm quan trọng để bảo toàn thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Do đó, để điều trị bệnh này một cách có hiệu quả, trước tiên cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương của vòi trứng rồi mới đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Khi đến khám chị em sẽ được khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm, chụp tử cung vòi trứng, để xác định bệnh và xác định xem là tắc vòi trứng phải hay trái hay cả hai bên? Tắc ở đoạn nào (vòi trứng hay loa vòi)? Mức độ tắc như thế nào (bán phần hay toàn phần)?
Tắc nghẽn vòi trứng được chỉ định nội soi buồng tử cung, vòi trứng để kiểm tra xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương vòi trứng, tử cung và cũng là để thông tắc vòi trứng. Tuy nhiên, khả năng có thai sau điều trị còn tùy thuộc vào tuổi của thai phụ và mức độ thông thương của vòi trứng. Nếu mức độ tổn thương đã nặng cần phải can thiệp ngoại khoa (cắt bỏ vòi trứng 1 bên hoặc 2 bên) thì việc sinh còn cần có các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Phương pháp phòng tránh bệnh
Để không phải đối mặt với căn bệnh này, chị em cần thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:
– Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, chung thủy một vợ- một chồng.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, đặc biệt chú ý trong thời kỳ kinh nguyệt.
– Khi đặt vòng tránh thai nên lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và an toàn. Bên cạnh đó, chị em cũng nên có những biện pháp tránh thai cho riêng mình để tránh xảy ra tình trạng nạo phá thai nhiều lần.
– Khi gặp một số bệnh về đường tiết niệu hoặc bị viêm ruột thừa, cần được điều trị dứt điểm, không nên kéo dài thời gian ủ bệnh dễ dẫn đến nhiễm khuẩn vòi trứng.
Trên đây là một số điều cần biết về bệnh tắc nghẽn vòi trứng. Qua bài viết này, chị em phần nào đó đã có được cái nhìn chung nhất về bệnh tắc nghẽn vòi trứng. Những biến chứng mà bệnh gây ra là vô cùng nguy hiểm, vì vậy khi gặp bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh như chúng tôi đã nêu ở trên, chị em cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Chị em cũng có thể đến phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Việt Khang để các bác sĩ khám, chẩn đoán và tư vấn một cách cụ thể nhất. Là một phòng khám uy tín, chất lượng, cung cách phục vụ mang tầm Quốc tế, phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Việt Khang đã chữa trị thành công cho rất nhiều chị em mắc các bệnh lý về phụ khoa.